Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

năm KTCC và chuyển thương

BÀI 2
5 KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG
 

download tại đây
A.   THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
B.    
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Mục đích:
- Nhằm huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ nắm được kỹ thuật và thao tác cấp cứu, chuyển thương ở hoả tuyến.
- Cấp cứu chuyển thương tốt ở hoả tuyến là tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến sau xử trí tốt hơn, giảm tỉ lệ tàn phế và tử vong đến mức thấp nhất. Góp phần bảo đảm quân số khoẻ và duy trì lực lượng chiến đấu của đơn vị cao nhất.
2.Yêu cầu:
- Nắm vững lý thuyết, thành thạo thực hành.
- Kiên trì rèn luyện, khắc phục khó khăn.
II.NỘI DUNG:
1.Băng bó ở hoả tuyến.
2.Cầm máu tạm thời.
3.Cố định tạm thời gãy xương.
4.Hô hấp nhân tạo.
5.Vận chuyển thương binh ở hoả tuyến.
III.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Tổ chức: Tổ chức huấn luyện tập trung theo đội hình Đại Đội.
2.Phương pháp:
- Lên lớp lý thuyết và thao tác dứt điểm từng kỹ thuật.
- Kiểm tra lý thuyết và thực hành các thao tác.
IV.THỜI GIAN:
- Lên lớp lý thuyết:                  02 giờ.
- Thực hành các thao tác:         05 giờ.
- Kiểm tra:                               01 giờ
VI.ĐỊA ĐIỂM:
- Lên lớp lý thuyết:                     Hội trường.
- Thực hành các thao tác:           Thao trường.
V.VẬT CHẤT BẢO ĐẢM:
- Bông , băng, nẹp, cáng phục vụ thực hành.


B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. BĂNG BÓ Ở HỎA TUYẾN
- Tất cả các vết thương do hỏa khí đều phá hủy các tổ chức của cơ thể, gây mất máu và rất dễ bị ô nhiễm do: đất cát, quần áo, vi trùng. Vì thế phải băng bó ngay sau khi bị thương, băng càng sớm càng tốt.
Băng sớm - băng tốt cho đồng chí, đồng đội lúc bị thương là thể hiện tình yêu giai cấp của người chiến sĩ Cách Mạng trong sự nghiệp chiến đấu bảo cệ Tổ Quốc.
1. Mục đích băng bó
a. Băng để cầm máu tại chỗ vết thương
- Tất cả các tổ chức của cơ thể đều có mạch máu nuôi dưỡng, khi tổn thương sẽ gây chảy máu, mất máu ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng.
- Vì thế mỗi vết thương đều cần phải được băng bó khẩn trương, đúng kỹ thuật, nhằm hạn chế lượng máu từ cơ thể thoát ra ngoài và bảo vệ vết thương được sạch sẽ.
b. Băng để hạn chế biến chứng xấu
- Là giữ cho vùng bị thương được yên tĩnh, thương binh ít đau hơn trong quá trình vận chuyển về tuyến sau.
2. Nguyên tắc
- Phải băng nhanh, băng sớm.
- Băng kín, băng không bỏ sót vùng tổn thương.
- Băng không chặt quá nhưng cũng không lõng quá.
- Không làm ô nhiễm thêm khi băng bó vết thương.
3. Ứng dụng
- Quan sát phát hiện thương binh kịp thời.
- Đặt tư thế nằm thích hợp cho thương binh để kiểm tra vết thương.
- Bộc lộ vùng bị tổn thương.
- Làm đúng kỹ thuật khi băng.
- Tư thế người băng vết thương cho đồng đội phải luôn thấp, mặt phải luôn quan sát về hướng địch.
4. Các loại băng - kiểu băng
a. Các loại băng
- Băng cuộn: Vải, thun và băng cuộn xô.
- Băng tam giác, băng cá nhân, băng dính.
- Băng ứng dụng theo tình huống: vải mùng, vải quần áo, khăn tay…
b. Các kiểu băng
- Băng vòng xoắn.
- Băng dấu nhân.
- Băng số 8.
- Băng đặc biệt.
- Băng tam giac.


II. CẦM MÁU TẠM THỜI
1. Mục đích
Làm ngưng sự chảy máu từ mạch máu trong cơ thể ra ngoài miệng vết thương, hạn chế thấp nhất hiện tượng mất máu cho thương binh, tránh những biến chứng xấu do mất máu.
2. Nguyên tắt cầm máu
- Khẩn trương, nhanh chóng: vì mỗi phút cơ thể thương binh sẽ mất đi một khối lượng máu rất lớn, làm thương binh kiệt sức và dễ gây tử vong do mất máu.
- Đúng yêu cầu, chỉ định của vết thương: tùy tính chất của vết thương người cứu thương phải đưa ra biện pháp cầm máu thích hợp, nhất là quyết định đặt garo. Tiến hành phải thận trọng, thích hợp.
3. Các biện pháp cầm máu
a. Ấn động mạch
- Dùng ngón tay ấn phía trên đường đi của động mạch ( từ tim đến vết thương). Mạch máu bị ép chặt bởi ngón tay và nền xương sẽ làm ngừng chảy máu.
Đây là biện pháp đầu tiên trước khi áp dụng các biện pháp cầm máu khác. Là biện pháp tốt nhất, nếu tiến hành chính xác sẽ giảm được đau và ít gây rối loạn tuần hoàn phần dưới chi bị thương.
  Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, dễ gây mõi tay cho người thực hiện cầm máu. Hơn nữa, biện pháp này còn tùy thuộc vào sự hiểu biết về giải phẩu cơ thể người. 
b. Băng ép – Băng nút
- Băng ép là hình thức băng những vòng băng xiết chặt tương đối để ép vào các bộ phận bị thương. Rất thích hợp đối với vết thương đứt mạch máu nhỏ.
- Băng nút là hình thức băng ép có bông hoặc gạt ép chặt vào vết thương, ép các tổ chức sâu bên trong để cầm máu. Thích hợp với các vết thương phần mềm, lỗ sâu và đứt mạch máu nhỏ.
c. Gấp chi tối đa
- Đây là biện pháp tạm thời, đơn giản nhất có thể áp dụng ngay sau khi bị thương dù đó là vết thương đứt động mạch. Tuy nhiên cũng dễ bị mõi khi gấp quá lâu.
d. Băng chèn
- Là phương pháp ấn động mạch bằng con chèn tương đối rắn, sau đó cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết chặt.
  Băng chèn cầm máu rất tốt, ít gây đau đớn, máu ở mạch chính không lưu thông nhưng các mạch vòng nối vẫn lưu thông tốt.
e. Thắt Garo
- Là phương pháp cầm máu bằng dây cau su, dây vải quấn ngay sát phía trên miệng vết thương 2 - 5cm (chi trên 2cm; chi dưới 5cm), xoắn chặt vào đoạn chi làm ngừng sự chảy máu của cơ thể ra ngoài qua miệng vết thương. Nhưng chỉ nên đặt garo khi các biện pháp cầm máu khác không có tác dụng.
- Chỉ định garo
+ Chi bị cắt cụt hoàn toàn (do tai nạn, mảnh đạn…) hoặc bị dập nát quá nhiều không có khả năng hồi phục.
+ Chi bị hoại tử, hoại thư sinh hơi.
+ Garo khi bị rắn độc cắn.
+ Các biện pháp cầm máu khác bất lực.
- Nguyên tắt garo
+ Garo phải đặt sát phía trên miệng vết thương, để lộ ra ngoài.
+ Thương binh được đặt garo phải ưu tiên số 1 nhanh chóng vận chuyển về tuyến sau. Trên đường vận chuyển, cứ 01 giờ nới garo 01 lần, không được để quá 02 – 03 giờ. Nới garo phải từ từ, nhẹ nhàng và luôn quan sát vết thương, nét mặt của thương binh.
+ Chấp hành triệt để những qui định garo.
+ Có ký hiệu bằng vải đỏ cài vào túi áo ngực trái thương binh.


                                                    
PHIẾU GARO
Họ và tên…………………… ..Đơn vị…………………….
Cấp bậc……………………… Chức vụ……………………
Đặt garo hồi…….. giờ…… ngày…… tháng… năm………
Nới garo lần 1 hồi………………………………………….
Nới garo lần 2 hồi…………………………………………

                                                                                  Người đặt garo



* Chú ý: Khi nới garo nếu thấy máu chảy nhiều phải ấn động mạch cho tốt, thấy sắc mặt thương binh thay đổi phải nhanh chóng garo lại ngay. Khi đặt garo lại không đặt ở vị trí cũ mà đặt phải nâng lên một ít để tránh thiếu máu thời gian dài vị trí đặt dây garo.
III. CỐ ĐỊNH TẠM THỜI GÃY XƯƠNG
- Cố định tạm thời gãy xương là giữ cho xương bị gãy được tương đối yên tĩnh, giảm được đau đớn cho thương binh trong quá trình vận chuyển về tuyến sau.
1. Tính chất của gãy xương
- Gãy xương thường bao gồm: gãy xương hở hoặc gãy xương kín. Trong chiến đấu ta thường gặp gãy hở nhiều hơn, do đó gãy xương trong chiến đấu thường có nhiều phức tạp.
- Xương bị gãy thương có nhiều đoạn, nhiều mảnh xương vụn hay mất cả đoạn xương.
- Da bị dập nát nhiều, mạch máu thần kinh bị tổn thương.
2. Nguyên tắc cố định
- Phải cố định được khớp trên và khớp dưới của xương bị gãy, cố định phải chắc chắn và tạo thành một khối thống nhất.
- Không được co kéo, nắn chỉnh xương.
- Vận chuyển thương binh phải hết sức nhẹ nhàng.
3. Các vị trí gãy xương cần tập luyện cố định
- Cố định gãy xương cẳng tay.
- Cố định gãy xương cánh tay.
- Cố định gãy xương cẳng chân, gãy xương đùi.
- Cố định gãy xương đòn.
4. Các loai nẹp
- Nẹp tre, nẹp gỗ: là loại nẹp thường dùng trong chiến đấu do rất đơn giản và dễ tìm thấy ở nhiều nơi.



- Nẹp Greme: làm bằng thép trắng, có hình bậc thang. Đây là loại nẹp chuyên dụng nhưng đòi hỏi chi phí lớn khi trang bị.
- Trong chiến đấu nếu không có nẹp, có thể buộc chi gãy vào chi lành; dùng cành cây; hoặc súng hư để cố định.
5. Xử trí
- Cầm máu, giảm đau, chống choáng.
- Băng cố định tại vết thương.
- Vận chuyển thương binh về tuyến sau.
6. Tai biến trong gãy xương
- Choáng do chấn thương, gãy xương mới.
- Nhiễm trùng thêm nơi bị thương.
IV. HÔ HẤP NHÂN TẠO
- Hô hấp nhân tạo là làm cho khối khí từ bên trong cơ thể ra ngoài và không khí từ bên ngoài vào bên trong cơ thể thay thế hô hấp tự nhiên khi nạn nhân bị ngạt thở.
1. Nguyên nhân gây ngạt thở
- Do nước.
- Do vùi lấp, sụp hầm, đất đá đè.
- Nhiễm độc, hay gặp nhất là Cacbonic.
- Ngạt thở do tắt đường hô hấp trên: bị bóp cổ, thắt cổ, tắt do đờm và dịch tiết từ hầu họng, do máu trong chấn thương hầu họng…
- Do chấn thương sọ não.
2. Cách nhận biết người bị ngạt
- Nhìn thấy hoạt động hô hấp ngừng hoàn toàn, người bị nạn nằm im bất động.
- Sắc mặt trắng nhạt, tím tái.
-Tay chân giá lạnh.
- Tim ngừng đập.
3. Cách xử trí
a. Yêu cầu
Khẩn trương, kiên trì và thành thạo kỹ thuật.
b. Những việc cần làm
- Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt.
- Giải phóng đường hô hấp trên: mở miệng, lau hút đờm và dịch tiết, lấy các dị vật trong khoang mũi miệng nếu có.
- Tháo, nới quần áo và thắt lưng.
- Tiến hành làm hô hấp nhân tạo.
* Chú ý
+ Làm càng sớm càng tốt.
+ Kiên trì làm cho hô hấp phục hồi.
+ Làm đúng nguyên tắt, không vội vàng mà làm ẩu. Đối vớ hô hấp nên giữ tốc độ 14 – 16 lần/phút, với tuần hoàn 60 – 70 lần/phút.
+ Làm chỗ thoáng mát, tránh đông người đứng xung quanh.
+ Tiêm thuốc trợ tim, trợ hô hấp cho nạn nhân.
+ Tuyệt đối không chuyển nạn nhân về tuyến sau khi hô hấp chưa hồi phục. Không làm hô hấp nhân tạo cho người bị nhễm chất độc hóa học.
4. Tiến triễn trong hô hấp nhân tạo
- Sớm: ngất thứ phát đe dọa tính mạng nạn nhân.
- Muộn: viêm phổi, viêm phế quản.
a.Tiến triển tốt
- Hoạt động hô hấp dần hồi phục, từ nạn nhân có thể phát ra tiếng nấc, nhịp thở xuất hiện ngập ngừng, không đều. Lúc này không được cưỡng lại nhịp thở của nạn nhân, vẫn tiến hành làm hô hấp theo nhịp thở của nạn nhân cho đến khi hoàn toàn hồi phục mới chuyển về tuyến sau.

b. Tiến triễn xấu
- Dấu hiệu chết xuất hiện ngày càng rõ rệt.
- Các mãng tím tái xuất hiện trên da.
- Hiện tượng cứng đờ của xát chết xuất hiện.
- Ngừng hô hấp nhân tạo khi hậu môn nạn nhân mở ra và ấn nhãn cầu mềm.
5. Phương pháp hô hấp nhân tạo
- Ấn tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt.
V. VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH Ở HỎA TUYẾN
1. Yêu cầu
Phải nhanh chóng đưa thương binh ra khỏi trận địa về tuyến sau an toàn, phương pháp vận chuyển phải phù hợp với từng loại vết thương của thương binh trong điều kiện chiến đấu.

2. Các phương pháp chuyển thương
- Cáng thương binh: cáng thẳng, cáng võng.
- Bế thương binh.
- Đặt thương binh lên đùi lê nghiêng.
- Vác thương binh.
- Bò cõng thương binh.
- Cõng thương binh tư thế đứng.
 3. Cần chú ý khi vận chuyển thương binh
- Tùy theo tình hình địch, điều kiện địa hình, địa vật, tình trạng tổn thương của thương binh mà người vận chuyển chọn phương pháp để ứng dụng.
- Chuyển thương bằng cáng là phương pháp phổ biến nhất. Khi cáng thương binh cần chú ý các vấn đề sau:
+ Người đi sau phải quan sát trực tiếp sắc mặt của thương binh.
+ Khi cáng lên dốc và xuống dốc, đầu thương binh phải luôn ở tư thế cao.

Ngoài cáng ra còn nhiều phương tiện vận chuyển khác như: tàu, xuồng, ôtô, xe bò, xe trâu và các phương tiện hiện đại khác nhưng ít được áp dụng trong điều kiện chiến đấu.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét