Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

năm KTCC và chuyển thương

BÀI 2
5 KỸ THUẬT CẤP CỨU VÀ CHUYỂN THƯƠNG
 

download tại đây
A.   THIẾT KẾ BÀI GIẢNG
B.    
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1.Mục đích:
- Nhằm huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ nắm được kỹ thuật và thao tác cấp cứu, chuyển thương ở hoả tuyến.
- Cấp cứu chuyển thương tốt ở hoả tuyến là tạo điều kiện thuận lợi cho tuyến sau xử trí tốt hơn, giảm tỉ lệ tàn phế và tử vong đến mức thấp nhất. Góp phần bảo đảm quân số khoẻ và duy trì lực lượng chiến đấu của đơn vị cao nhất.
2.Yêu cầu:
- Nắm vững lý thuyết, thành thạo thực hành.
- Kiên trì rèn luyện, khắc phục khó khăn.
II.NỘI DUNG:
1.Băng bó ở hoả tuyến.
2.Cầm máu tạm thời.
3.Cố định tạm thời gãy xương.
4.Hô hấp nhân tạo.
5.Vận chuyển thương binh ở hoả tuyến.
III.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP:
1.Tổ chức: Tổ chức huấn luyện tập trung theo đội hình Đại Đội.
2.Phương pháp:
- Lên lớp lý thuyết và thao tác dứt điểm từng kỹ thuật.
- Kiểm tra lý thuyết và thực hành các thao tác.
IV.THỜI GIAN:
- Lên lớp lý thuyết:                  02 giờ.
- Thực hành các thao tác:         05 giờ.
- Kiểm tra:                               01 giờ
VI.ĐỊA ĐIỂM:
- Lên lớp lý thuyết:                     Hội trường.
- Thực hành các thao tác:           Thao trường.
V.VẬT CHẤT BẢO ĐẢM:
- Bông , băng, nẹp, cáng phục vụ thực hành.


B. NỘI DUNG BÀI GIẢNG

I. BĂNG BÓ Ở HỎA TUYẾN
- Tất cả các vết thương do hỏa khí đều phá hủy các tổ chức của cơ thể, gây mất máu và rất dễ bị ô nhiễm do: đất cát, quần áo, vi trùng. Vì thế phải băng bó ngay sau khi bị thương, băng càng sớm càng tốt.
Băng sớm - băng tốt cho đồng chí, đồng đội lúc bị thương là thể hiện tình yêu giai cấp của người chiến sĩ Cách Mạng trong sự nghiệp chiến đấu bảo cệ Tổ Quốc.
1. Mục đích băng bó
a. Băng để cầm máu tại chỗ vết thương
- Tất cả các tổ chức của cơ thể đều có mạch máu nuôi dưỡng, khi tổn thương sẽ gây chảy máu, mất máu ảnh hưởng đến sự phục hồi sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng.
- Vì thế mỗi vết thương đều cần phải được băng bó khẩn trương, đúng kỹ thuật, nhằm hạn chế lượng máu từ cơ thể thoát ra ngoài và bảo vệ vết thương được sạch sẽ.
b. Băng để hạn chế biến chứng xấu
- Là giữ cho vùng bị thương được yên tĩnh, thương binh ít đau hơn trong quá trình vận chuyển về tuyến sau.
2. Nguyên tắc
- Phải băng nhanh, băng sớm.
- Băng kín, băng không bỏ sót vùng tổn thương.
- Băng không chặt quá nhưng cũng không lõng quá.
- Không làm ô nhiễm thêm khi băng bó vết thương.
3. Ứng dụng
- Quan sát phát hiện thương binh kịp thời.
- Đặt tư thế nằm thích hợp cho thương binh để kiểm tra vết thương.
- Bộc lộ vùng bị tổn thương.
- Làm đúng kỹ thuật khi băng.
- Tư thế người băng vết thương cho đồng đội phải luôn thấp, mặt phải luôn quan sát về hướng địch.
4. Các loại băng - kiểu băng
a. Các loại băng
- Băng cuộn: Vải, thun và băng cuộn xô.
- Băng tam giác, băng cá nhân, băng dính.
- Băng ứng dụng theo tình huống: vải mùng, vải quần áo, khăn tay…
b. Các kiểu băng
- Băng vòng xoắn.
- Băng dấu nhân.
- Băng số 8.
- Băng đặc biệt.
- Băng tam giac.


II. CẦM MÁU TẠM THỜI
1. Mục đích
Làm ngưng sự chảy máu từ mạch máu trong cơ thể ra ngoài miệng vết thương, hạn chế thấp nhất hiện tượng mất máu cho thương binh, tránh những biến chứng xấu do mất máu.
2. Nguyên tắt cầm máu
- Khẩn trương, nhanh chóng: vì mỗi phút cơ thể thương binh sẽ mất đi một khối lượng máu rất lớn, làm thương binh kiệt sức và dễ gây tử vong do mất máu.
- Đúng yêu cầu, chỉ định của vết thương: tùy tính chất của vết thương người cứu thương phải đưa ra biện pháp cầm máu thích hợp, nhất là quyết định đặt garo. Tiến hành phải thận trọng, thích hợp.
3. Các biện pháp cầm máu
a. Ấn động mạch
- Dùng ngón tay ấn phía trên đường đi của động mạch ( từ tim đến vết thương). Mạch máu bị ép chặt bởi ngón tay và nền xương sẽ làm ngừng chảy máu.
Đây là biện pháp đầu tiên trước khi áp dụng các biện pháp cầm máu khác. Là biện pháp tốt nhất, nếu tiến hành chính xác sẽ giảm được đau và ít gây rối loạn tuần hoàn phần dưới chi bị thương.
  Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, dễ gây mõi tay cho người thực hiện cầm máu. Hơn nữa, biện pháp này còn tùy thuộc vào sự hiểu biết về giải phẩu cơ thể người. 
b. Băng ép – Băng nút
- Băng ép là hình thức băng những vòng băng xiết chặt tương đối để ép vào các bộ phận bị thương. Rất thích hợp đối với vết thương đứt mạch máu nhỏ.
- Băng nút là hình thức băng ép có bông hoặc gạt ép chặt vào vết thương, ép các tổ chức sâu bên trong để cầm máu. Thích hợp với các vết thương phần mềm, lỗ sâu và đứt mạch máu nhỏ.
c. Gấp chi tối đa
- Đây là biện pháp tạm thời, đơn giản nhất có thể áp dụng ngay sau khi bị thương dù đó là vết thương đứt động mạch. Tuy nhiên cũng dễ bị mõi khi gấp quá lâu.
d. Băng chèn
- Là phương pháp ấn động mạch bằng con chèn tương đối rắn, sau đó cố định con chèn bằng nhiều vòng băng xiết chặt.
  Băng chèn cầm máu rất tốt, ít gây đau đớn, máu ở mạch chính không lưu thông nhưng các mạch vòng nối vẫn lưu thông tốt.
e. Thắt Garo
- Là phương pháp cầm máu bằng dây cau su, dây vải quấn ngay sát phía trên miệng vết thương 2 - 5cm (chi trên 2cm; chi dưới 5cm), xoắn chặt vào đoạn chi làm ngừng sự chảy máu của cơ thể ra ngoài qua miệng vết thương. Nhưng chỉ nên đặt garo khi các biện pháp cầm máu khác không có tác dụng.
- Chỉ định garo
+ Chi bị cắt cụt hoàn toàn (do tai nạn, mảnh đạn…) hoặc bị dập nát quá nhiều không có khả năng hồi phục.
+ Chi bị hoại tử, hoại thư sinh hơi.
+ Garo khi bị rắn độc cắn.
+ Các biện pháp cầm máu khác bất lực.
- Nguyên tắt garo
+ Garo phải đặt sát phía trên miệng vết thương, để lộ ra ngoài.
+ Thương binh được đặt garo phải ưu tiên số 1 nhanh chóng vận chuyển về tuyến sau. Trên đường vận chuyển, cứ 01 giờ nới garo 01 lần, không được để quá 02 – 03 giờ. Nới garo phải từ từ, nhẹ nhàng và luôn quan sát vết thương, nét mặt của thương binh.
+ Chấp hành triệt để những qui định garo.
+ Có ký hiệu bằng vải đỏ cài vào túi áo ngực trái thương binh.


                                                    
PHIẾU GARO
Họ và tên…………………… ..Đơn vị…………………….
Cấp bậc……………………… Chức vụ……………………
Đặt garo hồi…….. giờ…… ngày…… tháng… năm………
Nới garo lần 1 hồi………………………………………….
Nới garo lần 2 hồi…………………………………………

                                                                                  Người đặt garo



* Chú ý: Khi nới garo nếu thấy máu chảy nhiều phải ấn động mạch cho tốt, thấy sắc mặt thương binh thay đổi phải nhanh chóng garo lại ngay. Khi đặt garo lại không đặt ở vị trí cũ mà đặt phải nâng lên một ít để tránh thiếu máu thời gian dài vị trí đặt dây garo.
III. CỐ ĐỊNH TẠM THỜI GÃY XƯƠNG
- Cố định tạm thời gãy xương là giữ cho xương bị gãy được tương đối yên tĩnh, giảm được đau đớn cho thương binh trong quá trình vận chuyển về tuyến sau.
1. Tính chất của gãy xương
- Gãy xương thường bao gồm: gãy xương hở hoặc gãy xương kín. Trong chiến đấu ta thường gặp gãy hở nhiều hơn, do đó gãy xương trong chiến đấu thường có nhiều phức tạp.
- Xương bị gãy thương có nhiều đoạn, nhiều mảnh xương vụn hay mất cả đoạn xương.
- Da bị dập nát nhiều, mạch máu thần kinh bị tổn thương.
2. Nguyên tắc cố định
- Phải cố định được khớp trên và khớp dưới của xương bị gãy, cố định phải chắc chắn và tạo thành một khối thống nhất.
- Không được co kéo, nắn chỉnh xương.
- Vận chuyển thương binh phải hết sức nhẹ nhàng.
3. Các vị trí gãy xương cần tập luyện cố định
- Cố định gãy xương cẳng tay.
- Cố định gãy xương cánh tay.
- Cố định gãy xương cẳng chân, gãy xương đùi.
- Cố định gãy xương đòn.
4. Các loai nẹp
- Nẹp tre, nẹp gỗ: là loại nẹp thường dùng trong chiến đấu do rất đơn giản và dễ tìm thấy ở nhiều nơi.



- Nẹp Greme: làm bằng thép trắng, có hình bậc thang. Đây là loại nẹp chuyên dụng nhưng đòi hỏi chi phí lớn khi trang bị.
- Trong chiến đấu nếu không có nẹp, có thể buộc chi gãy vào chi lành; dùng cành cây; hoặc súng hư để cố định.
5. Xử trí
- Cầm máu, giảm đau, chống choáng.
- Băng cố định tại vết thương.
- Vận chuyển thương binh về tuyến sau.
6. Tai biến trong gãy xương
- Choáng do chấn thương, gãy xương mới.
- Nhiễm trùng thêm nơi bị thương.
IV. HÔ HẤP NHÂN TẠO
- Hô hấp nhân tạo là làm cho khối khí từ bên trong cơ thể ra ngoài và không khí từ bên ngoài vào bên trong cơ thể thay thế hô hấp tự nhiên khi nạn nhân bị ngạt thở.
1. Nguyên nhân gây ngạt thở
- Do nước.
- Do vùi lấp, sụp hầm, đất đá đè.
- Nhiễm độc, hay gặp nhất là Cacbonic.
- Ngạt thở do tắt đường hô hấp trên: bị bóp cổ, thắt cổ, tắt do đờm và dịch tiết từ hầu họng, do máu trong chấn thương hầu họng…
- Do chấn thương sọ não.
2. Cách nhận biết người bị ngạt
- Nhìn thấy hoạt động hô hấp ngừng hoàn toàn, người bị nạn nằm im bất động.
- Sắc mặt trắng nhạt, tím tái.
-Tay chân giá lạnh.
- Tim ngừng đập.
3. Cách xử trí
a. Yêu cầu
Khẩn trương, kiên trì và thành thạo kỹ thuật.
b. Những việc cần làm
- Loại bỏ nguyên nhân gây ngạt.
- Giải phóng đường hô hấp trên: mở miệng, lau hút đờm và dịch tiết, lấy các dị vật trong khoang mũi miệng nếu có.
- Tháo, nới quần áo và thắt lưng.
- Tiến hành làm hô hấp nhân tạo.
* Chú ý
+ Làm càng sớm càng tốt.
+ Kiên trì làm cho hô hấp phục hồi.
+ Làm đúng nguyên tắt, không vội vàng mà làm ẩu. Đối vớ hô hấp nên giữ tốc độ 14 – 16 lần/phút, với tuần hoàn 60 – 70 lần/phút.
+ Làm chỗ thoáng mát, tránh đông người đứng xung quanh.
+ Tiêm thuốc trợ tim, trợ hô hấp cho nạn nhân.
+ Tuyệt đối không chuyển nạn nhân về tuyến sau khi hô hấp chưa hồi phục. Không làm hô hấp nhân tạo cho người bị nhễm chất độc hóa học.
4. Tiến triễn trong hô hấp nhân tạo
- Sớm: ngất thứ phát đe dọa tính mạng nạn nhân.
- Muộn: viêm phổi, viêm phế quản.
a.Tiến triển tốt
- Hoạt động hô hấp dần hồi phục, từ nạn nhân có thể phát ra tiếng nấc, nhịp thở xuất hiện ngập ngừng, không đều. Lúc này không được cưỡng lại nhịp thở của nạn nhân, vẫn tiến hành làm hô hấp theo nhịp thở của nạn nhân cho đến khi hoàn toàn hồi phục mới chuyển về tuyến sau.

b. Tiến triễn xấu
- Dấu hiệu chết xuất hiện ngày càng rõ rệt.
- Các mãng tím tái xuất hiện trên da.
- Hiện tượng cứng đờ của xát chết xuất hiện.
- Ngừng hô hấp nhân tạo khi hậu môn nạn nhân mở ra và ấn nhãn cầu mềm.
5. Phương pháp hô hấp nhân tạo
- Ấn tim ngoài lồng ngực kết hợp với hà hơi thổi ngạt.
V. VẬN CHUYỂN THƯƠNG BINH Ở HỎA TUYẾN
1. Yêu cầu
Phải nhanh chóng đưa thương binh ra khỏi trận địa về tuyến sau an toàn, phương pháp vận chuyển phải phù hợp với từng loại vết thương của thương binh trong điều kiện chiến đấu.

2. Các phương pháp chuyển thương
- Cáng thương binh: cáng thẳng, cáng võng.
- Bế thương binh.
- Đặt thương binh lên đùi lê nghiêng.
- Vác thương binh.
- Bò cõng thương binh.
- Cõng thương binh tư thế đứng.
 3. Cần chú ý khi vận chuyển thương binh
- Tùy theo tình hình địch, điều kiện địa hình, địa vật, tình trạng tổn thương của thương binh mà người vận chuyển chọn phương pháp để ứng dụng.
- Chuyển thương bằng cáng là phương pháp phổ biến nhất. Khi cáng thương binh cần chú ý các vấn đề sau:
+ Người đi sau phải quan sát trực tiếp sắc mặt của thương binh.
+ Khi cáng lên dốc và xuống dốc, đầu thương binh phải luôn ở tư thế cao.

Ngoài cáng ra còn nhiều phương tiện vận chuyển khác như: tàu, xuồng, ôtô, xe bò, xe trâu và các phương tiện hiện đại khác nhưng ít được áp dụng trong điều kiện chiến đấu.



Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

NGUYÊN TẮC CẤP CỨU BAN ĐẦU
Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn chế những nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục.

1. Đại cương

- Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể gặp phải trường hợp người bệnh nặng hoặc nạn nhân bị chấn thương cần được cấp cứu. Trước khi đội cấp cứu chuyên nghiệp đến, cần phải duy trì sự sống cho nạn nhân bằng những biện pháp cấp cứu ban đầu.

- Cấp cứu ban đầu là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính, mục đích là để cứu sống nạn nhân, hoặc làm hạn chế những nguy hiểm đe dọa người bệnh, hoặc ngăn không cho tình trạng xấu đi, thúc đẩy quá trình hồi phục.

- Khi phát hiện nạn nhân ở hiện trường, phải tiến hành các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầu cho nạn nhân, gọi người trợ giúp, gọi cấp cứu 115

- Cấp cứu ban đầu có vai trò rất quan trọng, quyết định sự sống chết người bị nạn, phục hối chức năng hay tàn tật vĩnh viễn. Thời gian là tối quan trọng trong xử trí cấp cứu.

2. Yêu cầu với người làm cấp cứu ban đầu

- Khi có mặt ở nơi xảy ra tai nạn phải bình tĩnh, đánh giá nhanh hiện trường, kiểm tra hiện trường xung quanh nạn nhân. Loại bỏ hoặc tránh những yếu tố nguy hiểm , gây tai nạn hoặc có nguy cơ gây tai nạn để có thể vừa cứu được nạn nhân vừa bảo vệ được bản thân.

- Đưa nạn nhân ra chỗ an toàn gần nhất để có thể thực hiện ngay các biện pháp cấp cứu ban đầu đạt hiệu quả. Khi đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm cần có tối thiểu 2 người, nên kéo nạn nhân từ phía sau, luồn tay vào nách nạn nhân để kéo, luôn chú ý giữ cổ thẳng và bảo vệ cột sống lưng.

- Đánh giá nhanh tổn thương của nạn nhân

- Tiến hành các biện pháp cấp cứu và xử trí ban đầu thương tổn theo ưu tiên, gọi người hỗ trợ vì có thể có các tổn thương mà bản thân không tự xử trí được, ngay cả khi người cấp cứu là nhân viên y tế, nên liên hệ sớm nhất có thể với đơn vị cấp cứu 115.

- Nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế.

3. Các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầu

3.1. Các biện pháp xử trí cấp cứu chung

Các biện pháp xử trí cơ bản ban đầu với các nguyên tắc: A B C D E

Xử trí cấp cứu ban đầu phải được thực hiện ngay sau khi phát hiện thương tổn và nhắc lại đánh giá và xử trí cấp cứu bổ sung bất cứ lúc nào khi bệnh nhân không ổn định. Các bước xử trí ban đầu gồm:

Airway (A) : Đường thở

Trong xử trí đường thở, trước hết cần nhận biết nếu bệnh nhân tỉnh, còn tiếp xúc được hay không? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau :
+ Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem còn thở hay không.
+ Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay không?

Móc lấy sạch dị vật đờm dãi. Nếu nạn nhân còn khó thở, cần phải kiểm tra xem có phải do tụt lưỡi để tiến hành kéo lưỡi.
+ Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở được thẳng trục.
+ Tiến hành thổi ngạt đường miệng hoặc đường mũi nếu bệnh nhân ngừng thở.

Breathing (B): Hô hấp

Đánh giá rối loạn hô hấp dựa vào tần số thở, gắng sức hô hấp, xem trên ngực có vết thương không, đặc biệt các trường hợp có thể xử trí được ngay tại chỗ trong khi chờ đợi nhân viên y tế đến, nhất là khi :
+ Nạn nhân có ngừng thở, tím tái. Trường hợp có ngừng thở hay đe dọa ngừng thở phải tiến hành ngay hô hấp nhân tạo miệng-miệng hoặc miệng-mũi.
+ Tổn thương ngực hở, đặt ngay miếng gạc hoặc lấy quần áo sạch đặt lên vết thương và băng kín, mục đích cầm máu và hạn chế khí tràn vào khoang ngực làm nạn nhân khó thở. Tuyệt đối không lấy bỏ dị vật đang cắm trên ngực, nguy cơ sẽ gây chảy máu ồ ạt làm nạn nhân có thể tử vong nhanh chóng.

Circulation (C): Tuần hoàn

Trong khi đánh giá và xử trí tuần hoàn, luôn kiểm tra tiếp tục đường thở và hô hấp. Đối với tuần hoàn, cần kiểm soát chảy máu.

Đánh giá tuần hoàn dựa vào :
+ Mạch ngoại vi ở cổ tay, vùng cổ hay bẹn : mạch nhanh, nhỏ, khó bắt hoặc không bắt được là biểu hiện của suy tuần hoàn, tụt huyết áp.
+ Bệnh nhân có dấu hiệu lơ mơ, da xanh tái, nhợt nhạt, vã mồ hôi, đó là dấu hiệu mất máu. Chỉ có thể kiểm soát chảy máu bên ngoài, còn chảy máu bên trong nhất thiết phải có can thiệp phẫu thuật mới kiểm soát được.
+ Các biện pháp cầm máu đơn giản như băng ép hoặc ép chặt vào chỗ đang chảy máu bằng quần áo hoặc băng gạc sạch vô khuẩn càng tốt, giữ nguyên cho đến khi nhân viên y tế đến, tuyệt đối không bỏ tay đang giữ ép ra hoặc bỏ gạc đang giữ để thay gạc mới sẽ làm cho máu chảy mạnh hơn và khó cầm.
+ Nâng cao chi chảy máu so với mức tim và giữ nguyên, ngoài ra khi nâng cao chi có tác dụng làm cho máu dồn về tim, não tốt hơn.
+ Chỉ đặt garo nếu chi đã cắt cụt và còn đang tiếp tục chảy máu.
+ Trường hợp nạn nhân có ngừng tim cần tiến hành biện pháp hồi sinh tim phổi bằng ép tim ngoài lồng ngực. Nếu có 2 người tiến hành là tốt nhất, vừa hô hấp vừa ép tim ngoài lồng ngực.

Disability (D): Thần kinh

Cần đánh giá nhanh tổn thương hệ thần kinh qua cách đánh giá nhanh theo 4 mức độ như sau :
1- Nạn nhân tỉnh và giao tiếp được bình thường không.
2- Nạn nhân có đáp ứng với lời nói thế nào khi hỏi.
3- Nạn nhân đáp ứng với kích thích đau như thế nào, chỉ áp dụng khi hỏi không thấy trả lời.
4- Nếu không đáp ứng với hỏi hoặc kích thích đau, khi đó nạn nhân đã hôn mê, tiên lượng rất xấu, nên vận chuyển sớm đến cơ sở y tế để được chăm sóc và điều trị.

Các trường hợp tai nạn thương tích gây tử vong, thì có tới 50% nạn nhân chết tại chỗ do tổn thương quá nặng, khoảng 30% chết trong vài giờ sau đó do các biến chứng không được xử trí đúng cách và kịp thời, còn lại 20% chết sau vài ngày vì nhiễm khuẩn, biến chứng…Các trường hợp tổn thương quá nặng là các tổn thương ngay cả nhân viên y tế có các phương tiện cấp cứu cũng không thể cứu sống được.

Trường hợp chấn thương sọ não kín, nếu nạn nhân không tỉnh hoặc theo các mức độ đánh giá trên, mức độ 4 là có biểu hiện tổn thương. Ngoài ra khi bệnh nhân đang tỉnh sau đó rơi vào hôn mê, hoặc có thay đổi mức độ như trên thường có tiếp tục chảy máu hoặc thương tổn trong não nặng lên.

Trường hợp nạn nhân có tổn thương ở đầu hay rách da, vỡ xương, thậm chí chảy dịch não tủy hoặc hở tổ chức não…chỉ nên dùng gạc sạch hoặc quần áo sạch băng lên trên, tuyệt đối không bôi bất cứ thuốc men gì, không rút các dị vật còn cắm tại đó ra.

Exposure (E): Bộc lộ toàn thân

Một nguyên tắc trong khám và đánh giá sơ bộ tổn thương trong cấp cứu ban đầu là phải cởi bỏ quần áo nạn nhân để đánh giá các tổn thương để xử trí, tránh bỏ xót tổn thương. Nếu nạn nhân nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ hoặc thắt lưng nên lưu ý bất động cột sống trong quá trình kiểm tra.

Khi bộc lộ cần chú ý vì có thể làm hạ thân nhiệt của nạn nhân nhất là mùa đông nên phải làm nhanh sau đó che phủ ngay cho nạn nhân.

Cần lưu ý kiểm tra xem có chảy máu từ lỗ tiểu ngoài không. Phụ nữ cần lưu ý xem có thai hay không. Ngoài ra xem nạn nhân có nôn ra máu, đi ngoài ra máu…Phải bất động nạn nhân trên ván cứng hoặc nền cứng, tránh di lệch xoay trở nạn nhân gây biến chứng nếu có tổn thương cột sống.

Đặt tư thế an toàn cho nạn nhân

- Tư thế an toàn cho nạn nhân hay tư thế hồi sức là tư thế nhằm để bảo vệ đường thở bệnh nhân, là ưu tiên cao nhất đảm bảo an toàn cho nạn nhân, bệnh nhân. Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, do trọng lực làm hàm rơi ra phía sau, lưỡi bị tụt xuống và làm lấp tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa, người bệnh dễ dàng hít phải các chất nôn vào phổi gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp rất nguy hiểm. Khi đặt bệnh nhân nằm nghiêng về 1 bên, các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

- Tất cả các bệnh nhân hôn mê đền nên được đặt ở tư thế an toàn, trừ khi nghi ngờ có chấn thương cột sống: bệnh cảnh chấn thương, liệt chân, đại tiểu tiện không tự chủ.

- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, tay trên gấp, tay dưới duỗi thẳng ra trước mặt, chân trên co, chân dưới duỗi thẳng. Có thể dùng vải hoặc gối để kê giữ nguyên bệnh nhân ở tư thế như vậy.

Tư thế nằm nghiêng/nửa nằm nghiêng an toàn

4. Các biện pháp xử trí một số tình huống cấp cứu thường gặp

4.1. Đố với bệnh nhân hôn mê hoặc lơ mơ

- Đánh giá ban đầu (ABCDE). Đặt bệnh nhân tư thế nghiêng an toàn. Làm thông thoáng đường thở. Nới rộng khăn, quần áo vùng cổ, ngực, thắt lưng.

- Dùng chăn hoặc khăn phủ nạn nhân. Không cho bệnh nhân ăn bất cứ đồ ăn hoặc uống nào.

- Gọi cấp cứu ngay.

4.2. Cấp cứu ban đầu nạn nhân gãy xương

Sau tai nạn phát hiện nạn nhân gãy xương nên gọi ngay cấp cứu. Các tình huống sau cũng phải gọi cấp cứu ngay:
- Nếu nạn nhân không đáp ứng, không thở hoặc không cử động được. Thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo ngay nếu không thấy nạn nhân thở hoặc không có nhịp tim.

Băng bó vết thương, nẹp cố định đoạn chi:
- Vết thương chảy máu nhiều
- Ấn nhẹ hoặc cử động cũng gây đau
- Biến dạng chi hoặc khớp
- Xương chọc ra ngoài vết thương

Sơ cứu ngay trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới:
• Cầm máu
• Bất động vùng gãy xương bằng nẹp
• Chườm lạnh vùng gãy xương kín để giảm đau
• Xử trí tình trạng tụt huyết áp: cho nạn nhân nằm đầu thấp hơn thân mình và nếu có thể được nên chân kê cao.

4.3. Sơ cứu chấn thương đầu

Khi gặp nạn nhân bị chấn thương đầu, cần biết khi sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân, cần gọi đội cấp cứu chuyên nghiệp khi nạn nhân có các dấu hiệu sau:
• Chảy máu vùng đầu, mặt nhiều
• Thay đổi khả năng nhận thức
• Có quầng đen ở quanh mắt và sau tai
• Ngưng thở, hôn mê hoặc mất cân bằng không thể đứng được
• Yếu hoặc không cử động được tay hoặc chân,
• Đồng tử hai bên không đều
• Nôn nhiều lần
• Nói khó

Sau khi đã gọi cấp cứu, có thể sơ cứu nạn nhân bằng cách:
- Đặt bệnh nhân nằm yên trong tư thế phù hợp, đầu và vai hơi kê cao. Không di chuyển bệnh nhân khi không cần thiết, tránh cử động cổ bệnh nhân, đảm bảo trục thẳng: đầu - cổ - thân mình.
- Cầm máu bằng cách dùng băng gạc vô trùng hoặc quần áo sạch đè vào vết thương. Chú ý không đè trực tiếp vào vết thương nếu nghi ngờ vỡ sọ, khi đó có thể dùng băng gạc hay quần áo sạch quấn quanh vết thương thay vì đè ép trực tiếp.
- Theo dõi nhịp thở và báo động ngay nếu nạn nhân ngưng thở và bắt đầu làm hô hấp nhân tạo trong khi chờ đợi đội cấp cứu tới.

4.4. Sơ cứu nạn nhân chấn thương cột sống cổ

Sau tai nạn nếu nạn nhân có chấn thương cột sống cổ hoặc lưng, không nên di chuyển nạn nhân.

Các dấu hiệu nghi ngờ có chấn thương cột sống:
- Đau nhiều ở vùng cột sống cổ hoặc lưng - thắt lưng.
- Nạn nhân không cử động được cổ.
- Cơ chế chấn thương có lực tác động vào vùng cổ hoặc lưng.
- Nạn nhân kêu đau, cảm giác tê, liệt hoặc mất kiểm soát về vận động tứ chi, rối loạn tiểu tiện.
- Đầu - cổ ở tư thế bất thường.

Tiến hành các biện pháp sau:
- Gọi cho đội vận chuyển cấp cứu chuyên nghiệp 115.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa trên nền phẳng cứng, đặt hai túi cát hai bên cổ hoặc giữ yên trục đầu - cổ thân mình.
- Nếu nạn nhân ngừng thở, tiến hành hô hấp nhân tạo nhưng không được làm động tác ngửa đầu, mà dùng ngón tay kéo nhẹ hàm về phía trước.
- Nếu cần phải di chuyển bệnh nhân thì cần ít nhất ba người. Giữ đầu - cổ và thân mình thật thẳng khi di chuyển bệnh nhân.

Tài liệu tham khảo

1. Nancy Caroline’s Emergency Care in the Streets, Seventh Edition. Chapter 5: EMS Communications
2. WIM V.D; WIM V.Land Marleen B. Primary health care vs. emergency medical assistance: a conceptual framework · Oxford Journals Medicine Health Policy and Planning Volume 17, Issue 1; Pp. 49-60.
3. Abiomed, Inc USA – Patients transport; December 2011
4. Eric torres; michel tashan; mane-pierre rudelin – installer une victime avant son transport a l’ hospital – les dossiers du géneraliste.
5. A guide to choosing appropriate patient transportation - emergency health service branch – march 7, 1997 

download tại đây
BS. Hồ Tấn Lạc
Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bình Chánh


SỬ DỤNG SIÊU ÂM ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC


Sử dụng siêu âm ứng dụng trong y học

KẾ HOẠCH BÀI HỌC

-         Đối tượng: BS chuyên khoa định hướng về chẩn đoán hình ảnh
-         Thời gian: 4 tiết
-         Địa điểm: giảng đường 1
-         Giảng viên: Hồ Tấn Lạc
1.Mục tiêu bài học: sau khi học xong bài này học viên có thể:
          1.1 Về tri thức:
          - Biết: nêu được khái niệm, nguyên lý làm việc cơ bản và các phương pháp tạo ảnh của máy siêu âm
          - Hiểu: Phân biệt được các loại tổn thương bằng hình ảnh trên siêu âm.
          - Vận dụng: Chẩn đoán được một số bệnh lý trên siêu âm,
          1.2 Về kĩ năng:
Biết cách sử dụng các loại đầu dò siêu âm và bàn phím của máy siêu âm, cụ thể là thao tác trên máy siêu âm RT2800
          1.3 Về Thái độ:
Chỉ định đúng, kịp thời các trường hợp bệnh lý cần siêu âm tầm soát trong siêu âm
          2. Cấu trúc nội dung bài học
          2.1. Khái niệm, nguyên lý chung của siêu âm
          2.2. Sử dụng thao tác cơ bản trên máy siêu âm RT2800.
          3. Chuẩn bị:
          3.1 Phương pháp dạy học:
          - Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: dạy phần lý thuyết
          - Phương pháp trực quan: giới thiệu máy siêu âm RT2800
          - Phương pháp làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo.
          3.2. Phương tiện dạy học:
          Máy trình chiếu; bảng, phấn..
          3.3 Tài liệu tham khảo:
          - Sách siêu âm tổng quát trường ĐHYD pt HCM, xuất bản năm 2010.
          - Bệnh học nội khoa sau đại học, nhà xuất bản y học năm 2011.
          - Thông tin trên các trang y học mạng internet:
          http://www.benhhoc.com  …
Cấu trúc/ thời gian
Nội dung
Hoạt động của GV và HV
1.Tổ chức lớp học :10p


2.Mở bài: 5p

3.Phát triển bài: 5p

3.1 Hoạt động 1: 25p




3.2 Hoạt động 2: 90p





4.Kết thúc bài học: 45p
4.1 tổng kết bài học: 15p


4.2 đánh giá: 20p

4.3 hướng dẫn học tập;10p
- kiểm tra danh sách
- chia nhóm

Nêu tên bài học, mục đích yêu cầu của bài học
Lịch sử ứng dụng siêu âm trong y học

Khái niệm, nguyên lý chung của siêu âm



Giới thiệu  mảy RT2800
Và các thông số trong thao tác trên máy



Tóm tắt các nội dung chính


Dựa vào mục tiêu

Hướng dẫn tài liệu tham khảo cho HV tự học,
Nêu một số nội dung cho bài học sau là thực hành siêu âm trên bệnh nhân tại bệnh viện
GV kiểm tra danh sách từng HV sau đó chia thành các nhóm nhỏ.

HV có thể ghi ý chính
 Có thể đặt câu hỏi, gọi HV trả lời

GV Nêu vấn đề bằng các câu hỏi, HV trả lời.
GV tổng hợp, kết luận vấn đề. kết hợp trình chiếu
(hướng dẫn HV tự học)

GV giới thiệu các bộ phận của máy và hướng dẫn, cách sử dụng  bằng hình ảnh.
HV nghe, ghi chép các nội dung cần thiết
(hướng dẫn HV tự học)

GV tóm tắt các nội dung chính, vận dụng các hình ảnh lâm sàng trên siêu âm

GV cho câu hỏi trắc nghiệm
Gọi vài HV trả lời

GV trình chiếu
(hướng dẫn HV tự học)
HV quan sát, ghi chép.